Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân gửi hồ sơ về Cục Quản lý dược – Bộ Y tế
Bước 2 : Cục Quản lý dược tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu không có yêu cầu bổ sung thì Cục Quản lý dược tổ chức thẩm định để cấp CCHN cho đương sự. Trường hợp nếu không cấp, Cục Quản lý dược có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trả kết quả cho đương sự
Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận văn thư Cục Quản lý dược
Thành phần, số lượng hồ sơ
a)Thành phần hồ sơ bao gồm:
1) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
2) Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn;
3) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề cư trú hoặc của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác, nếu là cán bộ, công chức;
4) Giấy chứngnhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế cấp trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp;
5) Giấy xác nhận về thời gian thực hành ở cơ sở dược hợp pháp do người đứng đầu cơ sở đó cấp;
6) Bản cam kết thực hiện quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về dược có liên quan;
7) Bản saoGiấy chứng minh nhân dâncó công chứng hoặc chứng thực;
8) 02 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.
b) Số lượng hồ sơ:01 (bộ).
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề
Lệ phí (nếu có)
Thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược:
300.000 đ (Ba trăm ngàn đồng)/lần thẩm định
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm thủ tục này): Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005
Điều 13
1. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có các điều kiện sau đây:
a) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình thức kinh doanh thuốc;
b) Đã qua thực hành ít nhất từ hai năm đến năm năm tại cơ sở dược hợp pháp đối với từng hình thức kinh doanh;
c) Có đạo đức nghề nghiệp;
d) Có đủ sức khoẻ để hành nghề dược.
Nghị định số 79/2006/NĐ-CP
Điều 15
1. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có một trong các văn bằng sau đây tuỳ theo yêu cầu đối với từng hình thức tổ chức kinh doanh thuốc:
a) Bằng tốt nghiệp đại học dược;
b) Bằng tốt nghiệp trung học dược;
c) Văn bằng dược tá;
d) Bằng tốt nghiệp trung học y;
đ) Bằng tốt nghiệp đại học y hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh học;
e) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học về y học cổ truyền;
g) Các loại văn bằng về lương y, lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền và trình độ chuyên môn y dược học cổ truyền.
Các loại văn bằng quy định tại điểm g khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
1- Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005..Hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2005.
2- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược. Hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
3- Quyết định số 919/QĐ-BYT ngày 15/3/2007. Về việc thành lập Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề Dược. Hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo
4- Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12 tháng 07 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y. dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược. Hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo
5- Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế. Hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo
|